Posts

Showing posts from May, 2023

CÁI NỀN KỸ THUẬT CỦA BÀI THƠ ĐÚNG HƯỚNG

  CÁI NỀN KỸ THUẬT CỦA BÀI THƠ ĐÚNG HƯỚNG     Đúng hướng ở đây là   “hướng thẳng đến Bến Bờ Thi Ca, không sai lệch”.   Bến Bờ Thi Ca : Nơi tụ hội những bài thơ có Hồn Thơ Lai Láng; ở đó Thi Sĩ đã bộc lộ tâm trạng, tiếng lòng của mình Hoàn Toàn Chân Thật.   Bài thơ đúng hướng chưa đến Bến Bờ Thi Ca nhưng đã có Hồn ở tầng bậc thấp hơn Hồn Thơ Lai Láng. Nếu một số điểm trong “cái nền kỹ thuật” được hoàn thiện bài thơ có thể có Hồn ở tầng bậc cao hơn và đến gần Bến Bờ Thi Ca hơn   Một Chút Giải Thích Dẫn Đường   Trước đây thơ là một loại văn vần chú trọng nét đẹp văn chương. Những bài thơ có ý tưởng cao đẹp, khai phóng, ngôn từ hình tượng đắc địa, đẹp một cách đài các cao sang (hoặc bình dân, chân quê như thơ Nguyễn Bính), câu cú chắc gọn, rõ nghĩa … đều được đánh giá cao.   Sau này một số triết gia Phương Tây khám phá ra rằng: Con người (có cả Thi Sĩ) đều Xạo. Ngoài các kiểu Xạo “dối trá đời thường” còn có kiểu Xạo “bị tiêm nhiễm cung cách ứng xử lịch sự, văn m

ĐỪNG ĐỂ CƠM TRƯƠNG SÌNH

   ĐỪNG ĐỂ CƠM TRƯƠNG SÌNH     Nấu cơm vợ tôi chờ nước thật sôi mới đổ gạo vào nồi rồi Nàng khơi lò, trở củi để ngọn lửa cháy đều, cháy mạnh cho đến lúc nồi cơm cạn nước “Cơm sôi cả lửa thì ngon” câu ca dao mẹ dạy Nàng vẫn còn ghi nhớ Qua chuyện gối chăn chồng vợ Nàng với tôi đã ăn ý rõ ràng phải đâu đó sẵn sàng mới đưa “chốt nhập cung” và rồi tấn công dồn dập, tưng bừng cho đến lúc gạo thành cơm thơm dẻo  Bài thơ tôi đang viết Nàng nhắc tôi đoạn kết đừng giống cơm trương sình. Phạm Đức Nhì nhidpham@gmail.com Lời Bàn Của Tác Giả Đây là Thơ Về Thơ - Thơ bàn về Lý Thuyết Thơ. Bài thơ Đừng Để Cơm Trương Sình   bàn chuyện nấu cơm, làm tình, làm thơ là để bóng gió dẫn về một điểm quan trọng trong cách tạo Hồn Thơ.   Câu ca dao “cơm sôi cả lửa thì ngon” cùng 2 đoạn thơ:   Phải đâu đó sẵn sàng mới đưa “chốt nhập cung” và rồi tấn công dồn dập, tưng bừng cho đến lúc gạo thành cơm thơm dẻo.   và:   Bài thơ tôi đang viết Nàng nhắc tôi đoạ

CHO THÊM CỦI

    CHO THÊM CỦI Mấy thằng bạn cùng trang lứa thấy tôi may mắn “đắt hàng” trong chuyện “gái gú” những lúc gần gũi thân tình có thằng nửa thật nửa đùa tâm sự: “Tao đôi khi muốn trèo lên đỉnh Vu Sơn nhưng lực bất tòng tâm chỉ mới vài bước đã khuỵu gối giơ tay bỏ cuộc tội nghiệp người bạn đường nằm trên giường bẽ bàng thất vọng” Tôi cũng gặp những bài thơ như cái bếp lò chỉ loe ngoe vài thanh củi mỏng nồi trên bếp chưa kịp nóng lửa đã tàn còn mong gì gạo nấu thành cơm Căn bệnh của quý ông “chưa đi đến chợ đã hết tiền” chữa trị có lắm phương nhiều cách ăn uống bồi bổ, thuốc men … Riêng những bài thơ như bếp lửa tàn cách tốt nhất là …. cho thêm củi. (Phạm Đức Nhì)   Lời bàn :   Đây là một bài Thơ Về Thơ, thơ bàn về Lý Thuyết Thơ. “Cho Thêm Củi” không có phép ẩn dụ mà chỉ dùng thủ thuật so sánh để “tạo duyên” cho tứ thơ và làm gọn sạch, thoáng mát, trơn tru con đường dẫn về “điểm đến của tứ thơ”.   Thơ Kiếm Tông – chú trọng sự sâu sắc của ý tứ,

KHI ẨN DỤ QUÁ KÍN

                                            KHI ẨN DỤ QUÁ KÍN                                                  Nói Sơ Về Ẩn Dụ   Thơ tôi viết có một phần khá lớn sử dụng phép ẩn dụ trong đó có gần hai chục bài được bạn bè xếp vào loại “Những Bài Thơ Về Thơ”. Trong số này có một số bài mà dù người đọc “bắt” được tứ thơ, biết rằng tác giả có gởi kèm một thông điệp kín nhưng vẫn không mở được cái thông điệp kín ấy. Và người ta sẽ đổ thừa tại áp dụng ẩn dụ không đúng cách.   Tôi xin tóm tắt phép ẩn dụ như sau:   Ẩn dụ là nói cái này mà ngụ ý cái kia. Ẩn dụ được coi là đúng cách khi  cái này hợp tình hợp lý và cái kia cũng hợp lý hợp tình.   Xin mượn bài thơ Chè Đường để minh họa phép ẩn dụ và bàn cách giải quyết vấn đề khi ẩn dụ quá kín. CHÈ ĐƯỜNG   Tôi thích chè chè ngọt bởi có đường đường ít chè không đủ ngọt không ngon đường nhiều ngọt lợ ăn gắt cổ.   Nấu chè ngon do đó, cũng cần có tài ngoài việc phải biết chọn các thứ đậu, dừa, bột, nếp, các thứ khoai (thứ nào nấu

HỒ TRƯỜNG “HÀO KHÍ NGẤT TRỜI”

    H Ồ TRƯỜNG “HÀO KHÍ NGẤT TRỜI”   Tác giả: Nguyễn Bá Trác     Đại trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương Trời nam nghìn dặm thẳm Non nước một mầu sương Chí chưa thành, danh chưa đạt Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc Trăm năm thân thế bóng tà dương Vỗ gươm mà hát Nghiêng bầu mà hỏi Trời đất mang mang ai người tri kỷ Lại đây cùng ta cạn một hồ trường Hồ trường ! Hồ trường ! Ta biết rót về đâu? Rót về Đông phương , nước biển Đông chẳy xiết sinh cuồng loạn Rót về Tây phương , mưa phương Tây từng trận chứa chan Rót về Bắc Phương , ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá giương Rót về Nam phương , trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng Nào ai tỉnh, nào ai say   Chí ta ta biết, lòng ta ta hay Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ Hà tất cùng sầu đối cỏ cây   Nhận Xét   1/ Bài thơ thuộc Phe Khí Tông , tứ thơ nhất khí liền mạch chảy thành dòng từ câu đầu đến câu cuối.   2/ Ngôn ngữ hình tượng: Đ

PHỎNG VẤN NHÀ THƠ PHẠM ĐỨC NHÌ VỀ BÌNH THƠ

  PHỎNG VẤN NHÀ THƠ PHẠM ĐỨC NHÌ VỀ BÌNH THƠ     Phan Võ Hoàng Nam:     Tôi là một người rất yêu thích thơ và cũng đã in cho mình một tập nho nhỏ mươi bài để thỏa chút đam mê văn chương. Mặc dù rất yêu thích, nhưng đối với Lý luận phê bình thì tôi chỉ là người ngoại đạo và  khả năng cảm thụ văn chương  có hạn, nên tôi thường xuyên đọc các bài bình thơ hầu mong có thêm hiểu biết.   Gần đây đọc được một số bài phê bình thơ của anh Phạm Đức Nhì tôi thật sự rất ấn tượng với lối bình thơ vừa mới lạ vừa sâu sắc của anh. Trung thực, khách quan nhận xét với sự sắc sảo trong cảm nhận nghệ thuật và những phân tích chi tiết với vốn kiến thức phong phú của mình là điều tôi rất thích trong những bài viết của anh.   Cơ duyên, tôi và anh đã có những buổi trò chuyện văn chương qua video call thật thú vị (chủ yếu là tôi nghe nhiều hơn nói). Nhằm để tìm hiểu một cách đàng hoàng hơn về Lý luận phê bình của anh, tôi có đề nghị anh chia sẻ những nghĩ suy của anh xoay quanh vấn đề mình q