CÁI NỀN KỸ THUẬT CỦA BÀI THƠ ĐÚNG HƯỚNG

 

CÁI NỀN KỸ THUẬT CỦA BÀI THƠ ĐÚNG HƯỚNG

 

 

Đúng hướng ở đây là  “hướng thẳng đến Bến Bờ Thi Ca, không sai lệch”.

 

Bến Bờ Thi Ca: Nơi tụ hội những bài thơ có Hồn Thơ Lai Láng; ở đó Thi Sĩ đã bộc lộ tâm trạng, tiếng lòng của mình Hoàn Toàn Chân Thật.

 

Bài thơ đúng hướng chưa đến Bến Bờ Thi Ca nhưng đã có Hồn ở tầng bậc thấp hơn Hồn Thơ Lai Láng. Nếu một số điểm trong “cái nền kỹ thuật” được hoàn thiện bài thơ có thể có Hồn ở tầng bậc cao hơn và đến gần Bến Bờ Thi Ca hơn

 

Một Chút Giải Thích Dẫn Đường

 

Trước đây thơ là một loại văn vần chú trọng nét đẹp văn chương. Những bài thơ có ý tưởng cao đẹp, khai phóng, ngôn từ hình tượng đắc địa, đẹp một cách đài các cao sang (hoặc bình dân, chân quê như thơ Nguyễn Bính), câu cú chắc gọn, rõ nghĩa … đều được đánh giá cao.

 

Sau này một số triết gia Phương Tây khám phá ra rằng: Con người (có cả Thi Sĩ) đều Xạo. Ngoài các kiểu Xạo “dối trá đời thường” còn có kiểu Xạo “bị tiêm nhiễm cung cách ứng xử lịch sự, văn minh của xã hội”, lâu ngày chày tháng chữ Xạo đó ăn sâu vào Vô Thức và cứ thế bí mật lèo lái suy nghĩ, lời nói và hành động của con người.

 

Các kiểu Xạo “dối trá đời thường” có thể biến mất hoặc giảm thiểu khi Nhân Cách được nâng cao, nhưng kiểu Xạo dính với Vô Thức, theo các triết gia Phương Tây thì gần như là “vô phương hóa giải”.

 

Jean Paul Sartre thì la toáng lên: “Con người đang trở thành một Kẻ Vong Thân (đánh mất chính mình)”

 

Albert Camus thì cho rằng “Con người đang bị một Kẻ Xa Lạ xâm nhập và chiếm hữu thân xác mình”

 

Chủ Nghĩa Siêu Thực Ra Tay

 

Luận điểm: Nguyên nhân của chữ Xạo (trong thơ) là Lý Trí. Muốn giải trừ Lý Trí phải đưa Mộng (Mơ) vào thơ. Lý do: Khi ngủ, cơ quan kiểm duyệt (của lý trí) không làm việc, do đó, chỉ trong mơ người ta mới thể hiện được những ham muốn bị dồn ép, cấm kỵ lúc tỉnh.

 

Kết quả: Không thành công.

 

Lý do: Khi thức dậy muốn đưa “những gì xảy ra trong mộng” vào thơ thì lại phải qua “cửa ải” của lý trí (vì đã thức).

 

Xin đọc Bàn Về Chữ “Xạo” Trong Thơ” trong trang web này theo link:

 

https://lythuyetthoabc.blogspot.com/2023/05/ban-ve-chu-xao-trong-tho.html

 

Chủ Nghĩa Tượng Trưng Nhập Cuộc

 

Luận điểm: Nguyên nhân của chữ Xạo cũng là Lý Trí. Đặt các nhóm chữ không liên quan nằm cạnh nhau Lý Trí sẽ “chịu thua” và tự động bỏ đi. Giải trừ được Lý Trí nhưng người đọc cũng mù tịt, thi sĩ và độc giả không có sự giao cảm - chức năng truyền thông của bài thơ thất bại.

 

Kết quả: Không thành công.

 

 Như vậy, với thơ, Chủ Nghĩa Siêu Thực (và Tượng Trưng) có luận điểm hữu lý - và trong một chừng mực nào đó - hữu ích, nhưng phương cách thực hiện thì không thành công.

 

 

 

Những Điểm Chính Trong “Cái Nền Kỹ Thuật” Của Bài Thơ Đúng Hướng

 

Để Hồn Thơ có thể xuất hiện và rồi tăng cường độ đến mức cực mạnh thành Hồn Thơ Lai Láng, thi pháp bài thơ phải có một số điều kiện sau đây:

 

1/ Thể Thơ Nhất Khí Liền Mạch

 

Tứ thơ, những mảnh tâm tình của thi sĩ, được nối kết với nhau liền lạc chảy thành dòng liên tục từ đầu đến cuối.

 

2/ Ngôn Ngữ Hình Tượng Câu Cú

 

Dễ tiêu, dễ cảm (hiểu cảm cùng một lúc), tránh mô gò cản đường

 

“Hiểu” phải dùng lý trí. “Tiêu”, “Cảm” đi thẳng vào hồn.

 

Nếu câu chữ, hình tượng phải suy nghĩ lâu hoặc “ngẫm” mới hiểu được thì lý trí sẽ bước vào cản dòng chảy của cảm xúc.

 

3/ Vần

 

Cước vận liên tiếp.

 

Giữ vần vừa độ ngọt để dòng âm điệu thông thoáng, du dương. Có thể chêm vào vần gián cách hoặc đổi vần khi chuyển ý. Tránh “hội chứng nhàm chán vần” hoặc quá ít vần khiến dòng âm điệu lúc chảy, lúc ngừng, không thông thoáng..

 

4/ Nhịp Điệu

 

Thay đổi số chữ trong câu (với biên độ rộng) để có nhịp điệu uyển chuyển, lúc khoan lúc nhặt chứ không đều đều, tẻ nhạt.

 

Vần và nhịp điệu là hai điểm quan trọng nhất của thi pháp. Áp dụng thường xuyên sẽ trở thành thói quen. Nếu bài thơ dài (vài chục câu trở lên) mà đọc từ đầu đến cuối không thấy ngán là đã thành công trong kỹ thuật sử dụng vần và nhịp điệu.

 

Có trong tay kỹ thuật này thi sĩ sẽ dễ dàng tạo một dòng nhạc thông thoáng, du dương để chuyển tải tâm trạng của mình. Nếu tứ thơ hay, tâm thế cao hứng, thi phẩm sẽ dễ có giá trị nghệ thuật cao.

 

 5/ Tâm Thế

 

     a/ Reason with them: Nói lý lẽ với độc giả.

     b/ Share feelings with them: Chia sẻ cảm xúc với độc giả.

     c/ Get it off your chest: Tống khứ nó ra khỏi ngực

 

Đây là lối phân loại của người Mỹ.

 

“Tống khứ nó ra khỏi ngực” là tâm thế có cảm xúc mạnh nhất. Nhưng để đưa cái cảm xúc (của cơn hứng) ấy vào thơ đâu phải dễ. Phải khởi động kể lể, dẫn giải nguồn cơn rồi khơi dòng để những mảnh tâm sự của tứ thơ và dòng âm điệu cùng chảy. Lúc đó cảm xúc (từ cơn hứng) mới nhập vào chảy theo.

 

Trình tự là như thế, nhưng thực hiện được còn nhiều nhiêu khê trắc trở khác nữa.

 

Đối với thơ Việt Nam tôi thường giữ trong mình tâm thế loài Hoa Dại rồi lựa thời cơ đưa vào trang giấy những con chữ đầu tiên. Sau đó sử dụng kỹ thuật thơ khơi nguồn để 3 dòng nhập một cùng chảy về “điểm đến của tứ thơ”. Để làm quen với tâm thế loài Hoa Dại xin mời đọc link của trang web Lý Thuyết Thơ sau đây:

 

https://lythuyetthoabc.blogspot.com/2023/05/hoa-dai-va-tam-cua-thi-si.html

 

 

6/ Độ Dài Của Bài Thơ

 

Đừng quá ngắn. Đủ dài để có “sóng sau dồn sóng trước” tạo cao trào. (Bấm link để đọc thêm)

 

https://lythuyetthoabc.blogspot.com/2023/05/cho-them-cui.html

 

 

6/ Không Vờn Bóng Giữa Sân

 

Không “vòng vo Tam Quốc”, kể lể “cà kê dê ngỗng”. Loại bỏ thẳng tay thành phần ăn bám - những câu chữ thừa, không thực sự cần thiết cho câu thơ, đoạn thơ. Mỗi câu thơ phải nhắm “điểm đến của tứ thơ” đi tới, cũng như cầu thủ có bóng trong chân – không vờn bóng giữa sân – mà phải nhắm cầu môn đối phương thẳng tiến.

 

 

Kết Luận

 

 

Sáng tác được thi phẩm có Hồn Thơ Lai Láng thi sĩ đã làm sống lại “cái tôi đích thực” của mình, đã đạt được mục đích cao cả của công việc làm thơ, đã cùng bài thơ vinh dự bước vào Bến Bờ Thi Ca. Công lao của Ngài là đã tặng cho độc giả một món quà vô cùng quý giá: Được giao tiếp với Ngài bằng thứ tiếng Hoàn Toàn Chân Thật của Con Người (viết hoa).

 

Những bài thơ áp dụng “cái nền kỹ thuật”, dù chưa đạt đến mức đỉnh điểm đó, cũng vẫn có Hồn - ở những cung bậc thấp hơn – nhưng đọc cũng có cảm giác “sướng đặc biệt” mà chỉ Hồn Thơ mới có.

 

 

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

lythuyetthoabc.blogspot.com 


Trở Về Trang Chính:

https://phamnhibinhtho.blogspot.com/2023/11/vai-net-ve-trang-blog-ly-thuyet-tho.html

 

 


Popular posts from this blog

GÓP Ý VỚI CUỘC ĐỐI THOẠI “THẾ NÀO THÌ GỌI LÀ THƠ?”

VÀI NÉT VỀ TRANG BLOG LÝ THUYẾT THƠ

TỰ THÚ